Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế: Thời Khoảng 25-27/3/2024

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Trong các bản tin về tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong thời khoảng 3 ngày qua,

có một tin làm bé tĩnh cảm thấy xót xa, cảm thương và xúc động hơn hết, 

đó là những lời tường thuật của Sơ Nabila Saleh thuộc Dòng Nữ tu Mân côi Giêrusalem,

đang phục vụ ở Giáo Xứ Thánh Gia Công giáo duy nhất ở dải Gaza

“Giá thực phẩm rất cao. 

Người đau khổ nhất luôn là những người nghèo không có gì và không mua được gì. 

Chúng tôi cần mọi thứ. 

Hàng cứu trợ không đến được miền Bắc và nếu nó đến bạn phải có can đảm để đi lấy nó. 

Người dân đi nhận lương thực viện trợ được trang bị dao và sẵn sàng giết người để lấy đi một túi bột

Không có sự công bằng trong việc phân phối thực phẩm và những người yếu nhất sẽ không nhận được gì. 

Cuộc chiến giữa những người nghèo đang diễn ra

Tôi biết những người đàn ông của gia đình, 

khi đi mua đồ ăn, họ sẽ nói lời tạm biệt với vợ con vì biết rằng mình có thể sẽ không quay về

Công lý ở đâu trong tất cả những điều này? 

Tôi yêu cầu những người quyền lực trên trái đất, những người đang chiến đấu trong cuộc chiến này: 

hãy ở vào vị trí những người cha của các gia đình này, quý vị sẽ làm gì để nuôi sống con cái mình, để cho chúng một cuộc sống tốt đẹp hơn? 

Việc quý vị đang làm có đúng không? Hãy dừng các vũ khí lại!”.

Trong Tuần Thánh, chúng ta cùng với Giáo Hội long trọng tưởng niệm và cử hành Mầu Nhiệm và Biến Cố Vượt Qua của Chúa Kitô,

Đấng vẫn tiếp tục Vượt Qua trong giòng lịch sử của loài người: 

Người vẫn chịu khổ nạn nơi các nạn nhân của thời cuộc;

Người vẫn chịu tử giá nơi các phạm nhân của thời cuộc; và

Người tiếp tục phục sinh nơi những tấm lòng đức ái cảm thương và bàn tay chia sẻ phục vụ.

Xin Chúa Kitô Vượt Qua luôn là niềm vui thương xót và phục sinh của cả nạn nhân lẫn phạm nhân của thời cuộc.

Với tâm nguyện ấy, chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế 3 ngày qua ở những đường links kết nối tùy nghi sau đây.

bé tĩnh

GIÁO HỘI

Tiếp kiến chung 27/3/2024: Nhẫn nại là chứng tá thuyết phục về tình yêu của Chúa Kitô

Lần đầu tiên ĐTC Phanxicô viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá tại Colosseo

Sứ điệp của ĐTC dịp kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit

ĐTC Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Máccô ở “thành phố

Vatican đứng trước cuộc khủng hoảng lớn về đức tin 

ĐTC Phanxicô gặp gỡ cộng đoàn tín hữu Nigeria sống ở Roma 

ĐGH Francis bỏ bài giảng vào Chủ Nhật Lễ Lá một cách bất thường

ĐHY Semeraro cử hành Thánh lễ kỷ niệm 80 năm tử đạo của gia đình Ulma

Tuần Thánh đau thương của các tín hữu tại Ucraina và Gaza

ĐHY Pizzaballa chủ sự cuộc rước Lễ Lá tại Giêrusalem

Câu chuyện hoán cải của Djamel Guesmi nhờ đóng vai thánh Phanxicô Assisi

Các Kitô hữu ở Thánh Địa được mời gọi hướng đến Phục sinh với tâm hồn hoán

Giáo hội Congo kêu gọi bỏ án tử hình

Tổng giáo phận Sydney có 266 dự tòng rửa tội vào đêm Vọng Phục Sinh, tăng 60% so

ĐHY Charles Bo mời gọi các tín hữu cầu nguyện để đón bình minh hoà bình

Trong năm 2023 có gần 5 triệu người viếng thăm Đền thờ Thánh Gia ở Barcelona

Đức tin kiên vững của một cộng đoàn Công giáo ở Siberia trong 62 năm không

Tổng Giám mục của Seoul: Lễ Phục Sinh nhen nhóm hy vọng thống nhất Triều Tiên

HIỆN THẾ

Sự chủ quan khiến Nga phải trả giá trên chiến trường Ukraine

Khủng bố : TT Nga Putin thừa nhận thủ phạm là Hồi giáo cực đoan, nhưng vẫn cáo buộc Ukraina

Khủng bố ở Matxcơva : Bước ngoặt trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina

Nga hướng dư luận về khả năng thánh chiến Hồi giáo có ‘‘cơ sở’’ tại Ukraina

IS cảnh báo có thể tiếp tục tấn công khủng bố Nga

Mỹ bật đèn xanh, LHQ thông qua nghị quyết ngưng bắn ở Gaza

LHQ thông qua nghị quyết ngưng bắn ở Gaza, quan hệ Mỹ - Israel căng thẳng

Lệnh ngừng bắn và sự rạn nứt giữa Mỹ với IsraelIsrael nổi giận với Mỹ, tuyên bố không tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Gaza

12 người chết đuối khi lấy hàng viện trợ trên biển Gaza

Taliban sẽ ném đá đến chết phụ nữ ngoại tình

Thị trấn ở Ý rao bán nhà với giá... 1 euro nhưng vẫn ế ẩm

Bí ẩn những người 'trí nhớ siêu phàm', thế giới chỉ 100-200 người

Cầu Mỹ bị sập do tàu lớn đâm trúng, 20 người rơi xuống sông

Cảnh tượng như bãi chiến trường khi tàu container đâm sập cầu Mỹ

Trồng cây sai chỗ có thể khiến Trái đất nóng lên

Đàn ông Việt kết hôn với phụ nữ quốc tịch Hàn tăng đột biến

Chính phủ Anh phát quảng cáo tiếng Việt nhằm ngăn nhập cư trái phép

Việt Nam tăng cường nhập than để sản xuất điện nhằm « giữ chân » các nhà đầu tư

Giới hoạt động quan ngại về cái chết dường như ‘bất thường’ của một tín đồ ở Đắk Lắk

Các tôn giáo độc lập lại liên tục bị công an quấy nhiễu

Sài Gòn – Chợ Lớn, tìm lại chút hồn xưa

Những câu chuyện xúc động tại nơi tưởng niệm nạn nhân khủng bố nhà hát Crocus ở TP.HCM

Động đất mạnh ở Hà Nội, khu vực nội thành rung lắc

Tổng bí thư Trọng mời Tổng thống Putin đến thăm Việt Nam

Việt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ?

Việt Nam khẳng định vụ chủ tịch nước từ chức không ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại

Tranh giành ‘ghế’ trong nội bộ Đảng CSVN: Nồi cám heo đang sôi sùng sục

Động đất mạnh ở Hà Nội, khu vực nội thành rung lắc


Tiếp kiến chung 27/3/2024: Nhẫn nại là chứng tá thuyết phục về tình yêu của Chúa Kitô

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư Tuần Thánh, ngày 27/3/2024, Đức Thánh Cha đã chia sẻ về đức nhẫn nại. Ngài nói rằng Chúa Giêsu là gương mẫu tuyệt vời nhất của việc sống đức tính này. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu trong Tuần Thánh này hãy cầu xin ơn Chúa Thánh Thần để noi gương Chúa Kitô trong sự kiên nhẫn và tình yêu thương xót của Người, Đấng tha thứ mọi lỗi lầm và tỏ lòng thương xót ngay cả với kẻ thù của Người.

Vatican News 

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng sự nhẫn nại của Chúa Giêsu không hệ tại ở việc kiên trì chịu đựng đau khổ, nhưng là hoa trái của tình yêu của Người. Thánh Phaolô cũng liên kết sự nhẫn nại với tình yêu của Thiên Chúa, Đấng “chậm giận” và mau lấy điều thiện đáp lại sự ác. Do đó, sự kiên nhẫn và chịu đựng của người Kitô hữu là chứng tá thuyết phục nhất về tình yêu của Chúa Kitô.

Buổi tiếp kiến bắt đầu với việc Đức Thánh Cha làm Dấu Thánh Giá và lời chào phụng vụ, sau đó cộng đoàn cùng nghe đoạn thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô (13,4a-5b.7):

Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu; ... không nóng giận, không nuôi hận thù ... Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.

Và Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý như sau:

Kiên nhẫn là hoa trái của một tình yêu lớn lao 

 Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúa Nhật vừa qua chúng ta đã nghe trình thuật về Cuộc Thương Khó của Chúa. Chúa Giêsu đáp lại những đau khổ Người phải chịu bằng một nhân đức rất quan trọng, mặc dù không nằm trong số những nhân đức truyền thống, đó là sự kiên nhẫn. Tính kiên nhẫn nói đến sự nhẫn nhục trước những điều mình phải chịu đựng: không phải ngẫu nhiên mà từ kiên nhẫn có cùng gốc với từ say mê / cuộc thương khó. Và chính trong Cuộc Thương Khó chúng ta nhận thấy rõ sự kiên nhẫn của Chúa Kitô, khi Người chấp nhận bị bắt, bị vả vào mặt và bị kết án bất công cách hiền lành và dịu hiền; Người không phản kháng trước Philatô; Người chịu đựng những lời lăng mạ, sự khạc nhổ và đánh đập của quân lính; Người vác lấy gánh nặng của thập giá; Người tha thứ cho những ai đóng đinh Người vào thanh gỗ và trên Thánh giá, Người không đáp lại những lời khiêu khích, nhưng tỏ lòng thương xót. Tất cả những điều này cho chúng ta biết rằng sự kiên nhẫn của Chúa Giêsu không bao gồm sự kiên cường chịu đựng đau khổ, nhưng là hoa trái của một tình yêu lớn lao hơn.

Kiên nhẫn là đặc điểm đầu tiên của tình yêu

Trong thánh thi được gọi là “Bài ca đức ái” (xem 1 Cr 13,4-7), Thánh Tông đồ Phaolô đã liên kết chặt chẽ tình yêu và sự kiên nhẫn. Thực ra, khi mô tả phẩm chất đầu tiên của đức ái, ngài dùng một từ được dịch là “rộng lượng”, “kiên nhẫn”. Từ này diễn tả một khái niệm gây ngạc nhiên, thường được nhắc lại trong Kinh Thánh: Trước sự bất trung của chúng ta, Thiên Chúa tỏ ra “chậm giận” (xem Xh 34,6; Ds 14,18): thay vì tỏ ra ghê tởm sự ác và tội lỗi của con người, Người cho thấy Người cao cả hơn, luôn sẵn sàng bắt đầu lại mọi lúc với lòng kiên nhẫn vô hạn. Đối với Thánh Phaolô, đây là đặc điểm đầu tiên của tình yêu Thiên Chúa, Đấng đối diện với tội lỗi thì ban sự tha thứ. Nhưng không chỉ có vậy: nó là đặc điểm đầu tiên của mọi tình yêu cao cả, biết đáp trả sự dữ bằng điều thiện, không khép mình trong giận dữ và chán nản, nhưng kiên trì và cố gắng lại. Vì vậy, gốc rễ của sự kiên nhẫn là tình yêu, như Thánh Augustinô đã nói: “Người nào càng có sức chịu đựng mọi sự dữ thì tình yêu Thiên Chúa nơi người ấy càng lớn lao” (De Patientia, XVII).

Một Kitô hữu kiên nhẫn là chứng tá tốt nhất về tình yêu của Chúa

Khi đó chúng ta có thể nói rằng không có chứng tá nào tốt hơn về tình yêu của Chúa Giêsu hơn là gặp gỡ một Kitô hữu kiên nhẫn. Nhưng chúng ta cũng hãy nghĩ đến bao nhiêu người cha, người mẹ, công nhân, bác sĩ và y tá, người bệnh, những người mỗi ngày trong âm thầm, tô đẹp thế giới bằng sự kiên nhẫn thánh thiện! Như Kinh Thánh đã nói, “người chậm giận thì hơn trang hào kiệt” (Châm ngôn 16,32). Tuy nhiên, phải thành thật mà nói: chúng ta thường thiếu kiên nhẫn. Chúng ta cần nó như một “vitamin thiết yếu” để tiến bước, nhưng theo bản năng, chúng ta lại trở nên thiếu kiên nhẫn và lấy sự ác đáp trả cái ác: khó có thể giữ bình tĩnh, kiềm chế bản năng, kiềm chế những phản ứng xấu, xoa dịu những tranh cãi và mâu thuẫn trong gia đình, trong công việc, trong cộng đoàn Kitô giáo. Chúng ta đáp trả ngay lập tức, không có khả năng kiên nhẫn.

Nếu Chúa Kitô kiên nhẫn thì người Kitô hữu được mời gọi kiên nhẫn

Tuy nhiên, chúng ta hãy nhớ rằng kiên nhẫn không chỉ là một điều cần thiết mà còn là một lời kêu gọi: nếu Chúa Kitô kiên nhẫn thì người Kitô hữu được mời gọi kiên nhẫn. Và điều này đòi hỏi chúng ta phải đi ngược lại với não trạng phổ biến ngày nay, bị thống trị bởi sự vội vàng và ước muốn về “mọi thứ ngay lập tức”; trong đó, thay vì chờ đợi cho tình huống chín muồi, mọi người lại bị thúc đẩy, với mong đợi rằng chúng sẽ thay đổi ngay lập tức. Chúng ta đừng quên rằng sự vội vàng và thiếu kiên nhẫn là kẻ thù của đời sống thiêng liêng: Thiên Chúa là tình yêu, và ai yêu thương thì không mệt mỏi, không cáu kỉnh, không đưa ra tối hậu thư, nhưng biết chờ đợi. Chúng ta hãy nghĩ đến câu chuyện về Người Cha nhân hậu, người chờ đợi đứa con đã bỏ nhà ra đi: ông kiên nhẫn chịu đựng, chỉ nôn nóng ôm lấy con ngay khi thấy con trở về (x. Lc 15,21); hoặc dụ ngôn lúa mì và cỏ lùng, với người chủ không vội tiêu diệt sự ác trước thời điểm của nó, để không sự gì bị hư mất (x. Mt 13,29-30). Sự kiên nhẫn cứu tất cả chúng ta.

Cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn kiên nhẫn

Nhưng làm thế nào để chúng ta làm tăng thêm tính kiên nhẫn? Đức Thánh Cha trả lời: Như Thánh Phaolô dạy, vì là hoa trái của Chúa Thánh Thần (xem Gl 5,22), đức tính đó phải được cầu xin với chính Thánh Thần của Chúa Kitô. Người ban cho chúng ta sức mạnh dịu hiền của sự kiên nhẫn, bởi vì “đặc tính của nhân đức Kitô giáo là không chỉ làm điều tốt mà còn có khả năng chịu đựng sự dữ” (S. AUGUSTINE, Các bài giảng, 46,13).

Có cái nhìn của Thiên Chúa

Đặc biệt trong những ngày này, thật tốt cho chúng ta khi chiêm ngắm Thánh Giá để thấm nhuần sự kiên nhẫn của Người. Cũng có một cách thực hành tốt khác là dâng những người làm phiền chúng ta nhất cho Người, xin ơn thực hành cử chỉ của lòng thương xót đối với họ, là điều rất nổi tiếng nhưng lại bị lơ là: kiên nhẫn chịu đựng những người gây phiền nhiễu. Thật không dễ. Chúng ta bắt đầu bằng việc xin biết nhìn họ với lòng trắc ẩn, với cái nhìn của Thiên Chúa, biết cách phân biệt những khuôn mặt của họ với các lỗi lầm của họ.

Nhớ đến đau khổ của người khác

Cuối cùng, để trau dồi tính kiên nhẫn, một nhân đức mang lại hơi thở cho cuộc sống, thật tốt khi mở rộng tầm nhìn của mình. Ví dụ, bằng cách không thu hẹp phạm vi thế giới vào những rắc rối, những vấn đề của chúng ta, như Gương Chúa Kitô mời gọi chúng ta thực hiện: “Chớ gì bạn nhớ đến những thống khổ lớn lao của người khác, để bạn có thể dễ dàng chịu đựng những đau khổ nhỏ bé của chính mình”, và nhớ rằng “đối với Thiên Chúa, không có điều gì, dù nhỏ đến đâu, được chịu đựng vì tình yêu Thiên Chúa, lại không được Thiên Chúa khen thưởng” (III, 19). Và một lần nữa, khi chúng ta cảm thấy bị thử thách, như ông Gióp dạy, thật tốt khi mở lòng mình với niềm hy vọng vào sự mới mẻ của Thiên Chúa, với niềm tin tưởng chắc chắn rằng Người sẽ không để những mong đợi của chúng ta bị thất vọng. Kiên nhẫn là biết chịu đựng điều xấu.

Tình bạn của một người Israel và một người Ả Rập

Và Đức Thánh Cha chia sẻ thêm: Và ở đây hôm nay, trong buổi Tiếp kiến chung này, có hai người, hai người cha: một người Israel và một người Ả Rập. Cả hai đều mất con gái của họ trong cuộc chiến này và họ là bạn bè. Họ không nhìn vào sự thù địch của chiến tranh, mà họ nhìn vào tình bạn của hai người quý mến nhau và chịu cùng cảnh đóng đinh. Chúng ta hãy nghĩ đến chứng tá rất đẹp này của hai người đã phải chịu đau khổ mất con trong cuộc chiến ở Thánh Địa. Anh em thân mến, cảm ơn vì chứng tá của anh em!

Buổi tiếp kiến kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành Đức Thánh Cha ban cho mọi người.